ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
QUẬN 5 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đình Nghĩa Nhuận

Đình Nghĩa Nhuận tọa lạc tại 27 đường Phan Văn Khỏe, phường 13, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

cc7ee7313b71d22f8b60

Đình Nghĩa Nhuận nguyên là đình thôn Tân Nhuận thuộc tổng Tân Phong, huyện Tân Long, phủ Tân Bình, một thôn đã được Trịnh Hoài Đức nhắc đến trong Gia Định thành thông chí. Từ năm 1836 thôn Tân Nhuận thuộc tổng Tân Phong Trung, huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Năm 1853, Thần Thành Hoàng bổn cảnh của làng được vua Tự Đức ban tặng sắc phong. Sau, đình trở thành hội quán của Hội Nghĩa Nhuận, thờ Quan Công là vị thần chính nên còn có tên là miếu Quan Đế. Theo Vương Hồng Sến, hội quán Nghĩa Nhuận được thành lập năm 1872 và trùng tu vào các năm 1879, 1894, 1906 và 1911.

7f764d39917978272168

Đình gồm hai khu nhà riêng biệt trên khuôn viên khoảng hai ngàn mét vuông. Phần trước gồm các điện thờ, thiên tỉnh và hai dãy nhà phụ hai bên. Phía sau là nghĩa từ và các khu nhà phụ.

9e7e7131ad71442f1d60

Năm 1993, đình được xây thêm tam quan và hai dãy nhà dọc hai bên sân để thờ Thái Tuế thiên quân, Văn Xương đế quân, Thần Tài đại hắc thiên ở phía bên trái và thờ Di Lặc tôn Phật, Quan Âm Bồ Tát, Địa Tạng vương Bồ Tát ở bên phải. Hai bên cửa đình, ngoài hai sư tử đá chầu hai bên, còn có tượng Di Đà Hộ Pháp và Vương Đại thiên quân.

500aec453005d95b8014

Tiền điện đình có bàn thờ Tả Thần môn và ngựa Xích Thố bài trí đối xứng với bàn thờ Hữu Thần môn và Chiến sĩ trận vong.

1ab71bf8c7b82ee677a9

Từ tiền điện qua sân thiên tỉnh thì vào chính điện. Giữa chính điện có khám thờ Quan Đế với tượng quan Đế bằng gỗ cao khoảng 80cm, ngồi trên ngai. Hầu trước khám thờ là tượng Quan Bình và Châu Xương bằng gỗ cao 180cm đặt trong tủ kính đối mặt nhau.

4fdab1956dd5848bddc4

Bên trái khám thờ Quan Đế là gian thờ Thần Thành Hoàng bổn cảnh. Sắc phong của vua Tự Đức đặt trong một tủ kính lớn. Sắc ban cho Thần làng Thanh Bình, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định cũng được đặt chung ở đây. Khám thờ Bà Thiên Hậu ở góc bên phải. Trong khám thờ có tượng Bà Thiên Hậu bằng gỗ cao khoảng 70cm, ngồi trên ghế chạm. Nghĩa từ thờ các bậc tiền hiền, hậu hiền có công với làng.

Nhìn chung cách thức bài trí thờ cúng ở đình đơn giản nhưng không kém phần tôn nghiêm. Số lượng hoàng phi, câu đối tương đối ít nhưng khá mới lạ với các mảng chạm cá hóa long, lẳng hoa … trên các câu đối bằng gỗ cong. Đặc biệt câu đối treo trước khám thờ Quan Đế được xem là “gồm hết một bộ truyện Tam:

“Sinh Bồ Châu, sự Dự Châu, chiến Từ Châu, thủ Kinh Châu, vạn cổ thần châu hữu nhất

Huynh Huyền Đức, đệ Dực Đức, xá Bàng Đức, thích Mạnh Đức, thiên thu thánh đức vô song”

Nét nổi bật của đình là nghệ thuật chạm gỗ mang phong cách Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Hầu như có thể nhìn thấy các tác phẩm chạm gỗ ở khắp nơi trong đình: trên tất cả các vì kèo, bao lam cửa, bao lam khám thờ, hương án, câu đối … với các mô típ mới lạ như trái đào lộn hột, măng cụt, chim đậu trên chùm mận … Bên cạnh các đề tài quen thuộc. Được nhắc đến nhiều là tượng ngựa Xích Thố, một trong những tượng ngựa Xích Thố đẹp nhất ở thành phố Hồ Chí Minh; 3 bức phù điêu trước ba hương án ở chính điện chạm nổi “Lục quốc phong tướng“, “Trưng Nữ Vương khởi nghĩa” và “Lê Thái Tổ khởi nghĩa” được đánh giá là đỉnh cao về nghệ thuật chạm nổi và đổi mới về đề tài; bức bình phong sơn son thếp vàng, chạm nổi hai mặt các đề tài Bát Tiên quá hải, cầm kỳ thi họa, mai điểu, nho sóc … viền chung quanh là lưỡng long tranh châu, phụng hoàng, chân đỡ bình phong là 4 kỳ lân ở góc và 2 con rùa ở bên dưới tạo cho bình phong vẻ sinh động. Nghệ thuật chạm khắc đá cũng được thể hiện đặc sắc qua hai cột đá chạm rồng trước cửa đình, cặp sư tử chầu hai bên cửa, các cột đá chạm nổi câu đối, chân kê cột hình bát giác chạm mai, trúc, bầu rượu, túi thơ… Ngoài ra còn có một sô hiện vật giá trị như lư trầm bằng đồng đúc ba con rồng nâng quả cầu, bộ binh khí, cặp hạc đứng trên lưng rùa …

f2364d79913978672128

99d13e9ee2de0b8052cf

301a86555a15b34bea04

931c2353ff13164d4f02

4582f0cd2c8dc5d39c9c

993f3770eb30026e5b21

f4ad4fe293a27afc23b3

Đình Nghĩa Nhuận không chỉ là di tích của làng Tân Nhuận xưa mà còn thể hiện sự giao lưu văn hóa Hoa – Việt ở vùng đất đông đảo đồng bào Hoa – Việt chung sống. Tuy có vài thay đổi qua những lần trùng tu, đình vẫn giữ được vẽ cổ kính với những tác phẩm chạm gỗ, chạm đá giá trị.

Đình đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định số 43-VH/QĐ ký ngày 07/01/1993.

8002c54d190df053a91c

Nguồn ảnh: kienthuc.net.vn

 

GÓP Ý KIẾN